Năm 1978, Louise Brown trở thành người đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay còn được gọi là IVF. Từ đó cho đến nay, bằng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ngày càng được tối ưu tỷ lệ thành công cũng như sự an toàn khi áp dụng, đem lại hy vọng mới cho rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.
Hiện nay, thụ tinh trong ống nghiệm đã phổ biến tới mức đã có trên 8 triệu trẻ em ra đời nhờ kỹ thuật này.
Nội dung chính
- 1 Vậy, thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
- 2 Trường hợp được áp dụng thụ tinh trong ống nghiệm
- 3 Tỷ lệ thành công
- 4 Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm
- 5 Quy trình tiến hành phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
- 6 Ưu nhược điểm của phương pháp thụ tinh ống nghiệm
- 7 Làm thế nào để tăng tỷ lệ thành công khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm
Vậy, thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization – IVF) là phương pháp mà tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh tạo thành phôi ở bên ngoài cơ thể (trong phòng thí nghiệm). Sau đó phôi sẽ được đưa vào buồng tử cung người phụ nữ để làm tổ, bắt đầu một thai kỳ.

Hiện trên từ điển wikipedia đã có nhiều thông tin về thụ tinh trong ống nghiệm các bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây
Trường hợp được áp dụng thụ tinh trong ống nghiệm
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản được áp dụng cho các trường hợp:
Người vợ:
- Ống dẫn trứng bị tắc nghẽn hoặc tổn thương
- Lạc nội mạc tử cung
- Suy buồng trứng sớm
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Rối loạn rụng trứng
- Mắc phải các bệnh khác về Vô sinh nữ
Người chồng:
- Chất lượng tinh trùng yếu
- Tinh trùng ít, tỷ lệ dị dạng nhiều
- Không có tinh trùng trong tinh dịch và cần lấy tinh trùng bằng phẫu thuật mào tinh, tinh hoàn.
- Mắc phải các bệnh khác về Vô sinh nam
Thụ tinh trong ống nghiệm không phải là phương pháp được khuyên áp dụng ngay trong lần đầu tiên điều trị vô sinh, hiếm muộn ngoại trừ trường hợp ống dẫn trứng bị tắc nghẽn hoàn toàn. Thụ tinh trong ống nghiệm thường chỉ được khuyên sau khi áp dụng các phương pháp điều trị như thuốc, phẫu thuật, IUI (bơm tinh trùng vào tử cung) mà không có kết quả.
Tỷ lệ thành công
Trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản, thụ tinh trong ống nghiệm đang là phương pháp có tỷ lệ thành công cao nhất, trung bình từ 35 – 40%. Tại một số trung tâm, bệnh viện tiến hành IVF uy tín, tỷ lệ thành công có thể lên tới 50%.
Tỷ lệ thành công của IVF cũng phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi của người vợ khi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Phụ nữ càng lớn tuổi, tỷ lệ thành công càng thấp. Các chuyên gia khuyến khích phụ nữ nên tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm trước tuổi 35. Phụ nữ dưới 35 tuổi, cơ hội thành công là 39,6% trong khi đó, phụ nữ trên 40 tuổi, tỷ lệ IVF thành công chỉ còn 11,5%.

Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm
Chi phí cho một lần thụ tinh trong ống nghiệm vào khoảng 60 – 70 triệu đồng tuỳ vào từng trường hợp dùng thuốc cụ thể cũng như chi phí từng bệnh viện, trung tâm tiến hành IVF. Phôi dư đạt chất sẽ được trữ lại trong môi trường nitơ lỏng ( -196 độ C).
Nếu lần đầu không thành công và còn phôi trữ, bạn có thể tiến hành chuyển phôi trong lần tiếp theo (chi phí chuyển phôi thấp hơn nhiều so với chi phí cho cả quá trình thụ tinh trong ống nghiệm).
Quy trình tiến hành phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Khám tổng quát sức khỏe hai vợ chồng
Bước đầu tiên, hai vợ chồng sẽ phải tiến hành khám tổng quát và làm một số loại xét nghiệm như:
- Xét nghiệm nội tiết: nhằm đánh giá tình trạng nội tiết của buồng trứng và các cơ quan có liên quan đến chức năng sinh sản.
- Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục: HIV, viêm gan, giang mai,…
- Siêu âm phụ khoa, đếm nang noãn trong buồng trứng.
- Tinh dịch đồ: đánh giá chất lượng tinh trùng của người chồng.

Kích thích buồng trứng
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ thực hiện phác đồ kích thích buồng trứng phù hợp. Thời gian dao động trong khoảng 3 – 7 tuần. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ hẹn người vợ đến để siêu âm, xét nghiệm máu nhằm theo dõi sự phát triển của nang noãn, điều chỉnh liều dùng thuốc phù hợp. Khi nang noãn đạt kích thước yêu cầu, người vợ sẽ được tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích rụng trứng trước khi chọc hút trứng.
Chọc hút noãn
Khoảng 36h sau khi tiêm mũi thuốc cuối cùng, người vợ đến bệnh viện để chọc hút trứng. Thời gian chọc hút noãn thường từ 10 – 15 phút, người vợ sẽ được gây mê nên không cảm thấy đau đớn hay không thoải mái.
Cùng lúc, người chồng cũng tiến hành lấy tinh trùng để tiến hành thụ tinh tạo phôi.
Phôi sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm 2 – 5 ngày. Trong thời gian này, để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi, người vợ sẽ được dùng thuốc uống hoặc đặt âm đạo.
Chuyển phôi
Phôi thường được chuyển vào cơ thể người phụ nữ sau 3 – 5 ngày chọc hút trứng. Bác sĩ sẽ đưa một ống mềm qua cổ tử cung sau đó tiến hành đặt phôi trong lòng tử cung. Trước đó, vợ chồng bạn sẽ được thông báo về số lượng, chất lượng phôi tạo thành. Số phôi dư có thể được đông lạnh khi được sự thống nhất giữa hai vợ chồng và bác sĩ. Sau chuyển phôi, người vợ có thể tiếp tục được sử dụng các thuốc bổ sung nội tiết tố hỗ trợ cho quá trình đậu thai.

Thử thai
10 – 14 ngày sau chuyển phôi, tiến hành xét nghiệm máu để biết kết quả.
Ưu nhược điểm của phương pháp thụ tinh ống nghiệm
Ưu điểm
Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm cao hơn nhiều so với phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung và các phương pháp hỗ trợ sinh sản , có nơi tỷ lệ thành công của IVF lên đến 50%.
Trường hợp người vợ lớn tuổi, trữ lượng trứng thấp, thụ tinh trong ống nghiệm có thể lựa chọn trứng chất lượng tốt nhất tiến hành tạo phôi mà không lo về số lượng.
IVF có thể áp dụng khi người vợ ống dẫn trứng bị tắc hoặc tổn thương, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung,…
Những cặp vợ chồng vô sinh không rõ nguyên nhân, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc thụ thai tự nhiên.
Nhược điểm
Chi phí cho một ca thụ tinh trong ống nghiệm khá lớn, trung bình từ 60 – 80 triệu đồng tùy từng nơi.
Nguy cơ mang đa thai: Để tăng xác suất thành công, cần đưa nhiều nhiều hơn một phôi vào tử cung người vợ, do đó, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm dễ có khả năng tạo nên đa thai (20 – 30% các trường hợp). Mang thai đôi, thai ba luôn tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc kích thích buồng trứng có thể khiến chị em phụ nữ gặp phải hội chứng quá kích buồng trứng.
Có những bằng chứng cho thấy việc kích thích làm tăng nồng độ estrogen có thể làm tăng nguy cơ sinh non và khiến trọng lượng trẻ sơ sinh thấp.
Làm thế nào để tăng tỷ lệ thành công khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm
Trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm từ 3 – 4 tháng, hai vợ chồng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, giờ giấc sinh hoạt cũng như từ bỏ các thói quen xấu gây hại đến sức khỏe sinh sản.
Người chồng không hút thuốc lá, tránh sử dụng các thức uống có cồn như rượu, bia. Chế độ ăn uống hàng ngày nên bổ sung các thực phẩm tốt cho chất lượng trứng và tinh trùng như nhóm thực phẩm giàu kẽm, l-arginine, acid folic,… Quan trọng nhất là hai vợ chồng cần giữ tâm lý thoải mái, tránh xa căng thẳng, stress, không nên thức khuya.
Tips:
TPCN Linh Tự Đan với công thức độc đáo kết hợp các thảo dược thiên nhiên và các nguyên tố vi lượng thiết yếu giúp hỗ trợ sức khỏe sinh sản cho cả vợ và chồng. Giúp tăng chất lượng tinh trùng và trứng, phòng chống viêm nhiễm, tạo môi trường thuận lợi cho phôi làm tổ và phát triển.

Nghiên cứu trên lâm sàng ghi nhận từ 2 tuyến bệnh viện phụ sản đầu ngành cho thấy, sử dụng Linh Tự Đan từ 3 – 6 tháng giúp tăng đáng kể tỷ lệ thành công khi tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm địa chỉ mua sản phẩm ở bài viết sau: mua thuốc linh tự đan ở đâu
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về phương pháp hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm, nếu bạn vẫn còn những băn khoăn, lo lắng, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi là Hotline 0987 628 806 hoặc Comment – Inbox bên dưới để nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia.
Ngoài Thụ tinh trong ống nghiệm, các bạn nên tìm hiểu thêm giải pháp tăng khả năng sinh sản đang được rất nhiều vợ chồng vô sinh hiếm muộn quan tâm: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)