Kinh nguyệt không đều ở chị em phụ nữ có thể gây ra nhiều tác động xấu đến đời sống, sinh hoạt của nữ giới, thậm chí là vô sinh, hiếm muộn. Do đó, nhận biết thật sớm các triệu chứng kinh nguyệt không đều là điều cực kỳ cần thiết với các chị em, hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nội dung chính
Kinh nguyệt không đều khó có con?
Chu kỳ kinh nguyệt có mối liên hệ mật thiết với khả năng mang thai của người phụ nữ.
Theo kết quả nghiên cứu, những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ có nguy cơ bị vô sinh gấp 1,2 – 1,3 lần so với phụ nữ có vòng kinh đều đặn.
Thống kê từ thực tế cũng cho thấy có đến gần 80% nữ giới bị vô sinh, hiếm muộn có hiện tượng kinh nguyệt không đều.
Rất nhiều chị em phụ nữ xem nhẹ khi thấy chu kỳ kinh của mình không đều mà không biết rằng kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm mẹ của chị em. Do đó, chị em cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều và hãy cảnh giác khi thấy các triệu chứng sau đây.
Triệu chứng của kinh nguyệt không đều
Rong kinh, rong huyết
Rong kinh là hiện tượng nữ giới có số ngày hành kinh dài, trên 7 ngày, lượng máu kinh mất hơn 80 ml trong cả chu kỳ. Đặc biệt, nếu kỳ kinh đến không theo đúng chu kỳ và kéo dài trên 7 ngày gọi là rong huyết. Trường hợp, “mùa dâu” đến đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 15 ngày được gọi là rong kinh, rong huyết. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này rất đa dạng, có thể do rối loạn nội tiết, chị em đang mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa,…

Kinh nguyệt đến sớm
Kinh nguyệt đến sớm hay còn gọi là đa kinh, kinh mau là hiện tượng kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường, chu kỳ kinh nguyệt thường ngắn hơn 21 ngày.
Chị em có kinh nguyệt ngắn ngày phần lớn xuất phát từ nguyên nhân gặp stress, căng thẳng hoặc có thể đang mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, u xơ tử cung,…
Kinh thưa, vô kinh
Trung bình, chu kỳ kinh nguyệt của con gái là 28 ngày, tuy nhiên cũng có rất nhiều chị em chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày. Nếu điều này diễn ra thường xuyên thì được gọi là kinh thưa. Nguyên nhân thường do giai đoạn phát triển của nang noãn kéo dài và đa phần, trường hợp này không cần phải điều trị.
Vô kinh: gồm 2 loại, vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát
- Vô kinh nguyên phát: nữ giới đến 18 tuổi mà vẫn chưa hề có kinh nguyệt được gọi là vô kinh nguyên phát. Nguyên nhân thường do có bất thường về cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dục, hệ nội tiết ở phụ nữ.
- Vô kinh thứ phát: là tình trạng nữ giới đã có kinh nguyệt một thời gian mà đột nhiên mất kinh 3 tháng liên tiếp trở lên. Nguyên nhân có thể do các hiện tượng sinh lý (có thai, mãn kinh,…), bệnh lý liên quan đến tử cung, buồng trứng, tuyến giáp,…
Khi thấy tình trạng chậm kinh, vô kinh chị em cần đến các cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt bởi vì chu kỳ kinh nguyệt có liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe sinh sản, khả năng mang thai ở nữ giới.

Thời gian hành kinh quá dài hoặc quá ngắn
Thông thường, thời gian hành kinh của người phụ nữ từ 3 – 7 ngày. Nếu số ngày hành kinh dài hơn 7 ngày hay quá ngắn, chưa đến 3 ngày đã hết kinh, các bạn gái cần lưu ý vì đây có thể không chỉ là biểu hiện rối loạn kinh nguyệt thông thường mà còn là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng làm mẹ sau này.
Đau bụng kinh
Rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng đau bụng kinh (thống kinh) mỗi lần nguyệt san ghé thăm và mức độ đau của mỗi người khác nhau tùy từng trường hợp. Đau bụng kinh thường đau quặn theo từng cơn, nhưng cũng có khi chị em có thấy cảm giác âm ỉ, khó chịu vùng bụng dưới. Nhiều trường hợp, nữ giới còn thấy đau từ hạ vị lan lên ngực, xuống đùi, đau khắp bụng, đôi khi còn kèm thêm triệu chứng đau đầu, cương vú.
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân của thống kinh là do khi hành kinh, menotoxine được hình thành gây co thắt tử cung, mạch máu, các tổ chức bị thiếu oxy gây đau bụng kinh.
Tuy đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp nhưng nếu các bạn gái nhận thấy mức độ đau ngày càng nặng hơn, đau dữ dội khó chịu đựng được thì nên gặp bác sĩ thăm khám sớm. Đặc biệt, những chị em mà sau khi đã có kinh nguyệt nhiều năm mới bắt đầu bị đau bụng kinh cần đi kiểm tra vì rất có thể nguyên nhân thống kinh là do viêm, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,….
Máu kinh bất thường
Những hiện tượng bất thường ở máu kinh cũng là những dấu hiệu cảnh báo các cơ quan sinh sản đang gặp vấn đề. Trong những lần “mùa dâu” ghé thăm, chị em cần đặc biệt lưu tâm khi máu kinh có các bất thường như:
- Lượng máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều.
- Khi cơ thể khỏe mạnh, máu kinh thường có màu đỏ sẫm, cần cảnh giác khi thấy máu kinh có màu đỏ tươi, nâu đen, đen sẫm,…
Hướng dẫn: Phòng tránh kinh nguyệt không đều chỉ với các biện pháp đơn giản sau
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên và mang rất nhiều ý nghĩa với người phụ nữ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có những biểu biết thêm về kinh nguyệt cũng như các triệu chứng kinh nguyệt không đều.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về chu kỳ kinh nguyệt hay chứng vô sinh, hiếm muộn, bạn có thể để lại số điện thoại, comment – inbox hoặc liên hệ trực tiếp tới tổng đài 0987 628 806 để được các chuyên gia giải, đáp tư vấn thêm nhé.